This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tin mới

TIẾP CẬN PHẬT GIÁO VỀ VẤN ĐỀ NÓNG LÊN TOÀ CẦU


Môi trường sống cho tất cả sinh vật gồm khí quyển, đất, nước . . . bao quanh trái đất.
Mật độ dày đặc của mọi sự sống trãi dài khắp mặt đất là nền móng cơ bản tạo tiền đề cho việc xây dựng các công trình từ hạ tầng đến thượng tầng kiến trúc, cũng như việc phát triển cơ sở văn hóa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, từ những nguồn tài nguyên của đất còn được tận dụng để nhằm phục vụ cho lợi ích sinh hoạt của con người.
Nước biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người, vì ngoài việc cung cấp các nguồn khoáng – thủy – hải sản thì trong lòng đại dương còn chứa những sản vật có giá trị thỏa mãn những nhu cầu giải trí - thẩm mỹ của con người.
Bầu khí quyển là lá phổi của mọi sự sống, vì mọi sự sống không thể phát triển một cách mạnh mẽ nếu như bầu khí quyển bị ô nhiễm. Do vậy, quá trình quang hợp trao đổi khí để bảo đảm cho việc cân bằng sinh thái và trong sạch bầu khí quyển thì tối thiểu mật độ trung bình cần có cho sự sống là 0,03% CO2 và 28% Oxy với nhiệt độ trung bình 25 – 300 và độ ẩm là 80%.
Khoảng cách giao động từ mặt đất đến tầng Ozone là 10 – 20km. Bầu khí quyển được bao bọc bởi tầng Ozone dầy đặc. Ozone (O3) được công nhận là một chất hoá học từ năm 1840.
Ozone là một tác nhân Oxít hoá mạnh hơn O2 và không bền ở nồng độ cao, phản ứng càng mạnh khi nhiệt độ tăng, đặc biệt thích ứng với các kim loại. Số Ozone trên mặt khí quyển lọc hết các tia sáng có độ dài sóng ngắn hơn 320rm của tia cực tím mặt trời, các tia nắng này có hại cho sinh vật nếu hiện diện với nồng độ cao. Trong khí quyển Ozone được tạo ra do phản ứng của tia cực tím với O2 và Ozone là hiệu ứng nhà kính
1. Hiệu ứng nhà kính là gì. ?
Mùa đông ở phương Bắc giá lạnh làm cho cây cối xác xơ tiêu điều, nhưng ở trong nhà kính lại ấm áp, rau cỏ tốt tươi, sinh cảnh tràn đầy sức sống của mùa Xuân.! Đây là hiệu ứng nhà kính vì kính (thuỷ tinh) có đặc tính là để bức xạ ánh sáng mặt trời đi vào, nhưng ngăn bức xạ nhiệt ra khỏi, vì vậy nhiệt độ trong nhà kính tăng dần.
Năng lượng từ bức xạ mặt trời phát ra ở nhiệt độ cao phần lớn truyền đi bằng sóng ngắn xuyên qua khí quyển và được bề mặt trái đất hấp thu. Trái đất cũng phát xạ năng lượng trở lại không trung với nhiệt độ bức xạ thấp và truyền đi phần lớn là sóng dài, khi đi qua khí quyển phần năng lượng bị ngăn lại và hấp thu bởi các chất khí và hơi nước có trong khí quyển, làm cho bầu không khí nóng dần lên, làm tăng nhiệt độ mặt trái đất như ánh nắng đi vào nhà kính; đó là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”.
Bình thường trong khí quyển không bị ô nhiễm thì hiệu ứng nhà kính này rất quan trọng vì nó làm cho quả đất nóng lên bề mặt là 35oC, đây là nhiệt độ rất cần thiết cho sự sống trên trái đất. Nhưng nếu bầu không khí bao quanh trái đất ngày càng bị ô nhiễm, hậu quả của hiệu ứng nhà kính bị tăng cao và quả đất bị nóng lên theo thời gian, bởi vì Ozone thâu năng lượng các tia hồng ngoại mà trái đất đã để những tia hồng ngoại đó thoát ra.
2. Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính
Thứ nhất là do hơi nước, thứ hai là do Carbonđioxit (CO2), thứ ba là do núi lữa đốt các nhiên liệu hóa thạch và do đốt phá rừng nên khí hậu thay đổi. Nguyên nhân gia tăng khí CO2 là do cách mạng công nghiệp và sản xuất vũ khí hóa học làm cho lượng khí CO2 trong khí quyển tăng (24 tỷ tấn/năm (25%) và sẽ tăng gấp hai lần vào giữa thế kỷ XXI.
Clorourfluorocarbon (CFC): hoá chất được sử dụng trong công nghiệp lạnh, công nghiệp rửa mạch điện tử, trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả…. (CFC gồm CFC11, CFCl2, CFCl3, CF2Cl2 là hợp chất có tên thông dụng là Feron 12 hay F12) khi CFC đến thượng tầng khí quyển bị phân huỷ do bức xạ cực tím sẽ thành phân tử Clor, phân tử này tham gia phản ứng với Oxy của Ozone (O3) sẽ phá huỷ tầng Ozone làm tầng này càng mỏng dần.
CFC là kẻ phá hoại chính của tầng Ozone, nó làm cho tầng Ozone mỏng dần rồi thủng đi không còn làm tròn trách nhiệm của lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ cực tím, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất. Thêm nữa, Ozone thường tác động trên các polyme có dây nối đôi trong cấu trúc, thí dụ như cao su, các bánh xe cũ và các sản phẩm từ polyme bị con người đốt cháy tạo thành những lỗ thủng Ozone ngày càng rộng lớn trong bầu khí quyển.
Các nhà khoa học đã khám phá tầng Ozone (1979) có lỗ thủng xuất hiện ở Nam cực trên độ cao 16 – 23km. Tháng 10/1987 phát hiện mật độ Ozone trên bầu trời Nam cực giản 50% tạo thành lỗ hổng có diện tích bằng cả Châu Âu. Còn ở Bắc Cực tầng Ozone giảm từ 3,5 – 5%. Ngày 17/10/1994 các nhà khoa học lại phát hiện một lỗ hổng của tầng Ozone có diện tích lớn nhất 24 triệu km2 đang lan rộng đến phía nam Châu Mỹ.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu Ozone bị ô nhiễm bởi tia cực tím cao hơn mặt đất thì hệ hô hấp và phổi sẻ bị tổn thương. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc (11/1991) tầng Ozone trong khí quyển giảm sút 10% sẻ gây ra bệnh ung thư, đục thuỷ tinh thể gây mù loà. Sự giam sút mật độ tầng Ozone làm biến đổi tính chất chuổi thức ăn, làm hệ sinh thái mất cân bằng, giảm năng suất vực nước, gây sự biến đổi về mặt khí hậu vì gia tăng tia tử ngoại góp phần tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Còn hai tác nhân gây hiệu ứng nhà kính nữa là:
- Metar (CH4) sinh ra do quá trình lên men sinh học hợp chất hữu cơ.
- Oxyd Nitơ (N2O) sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và sử dụng phân bón hửu cơ và vô cơ trong nông nghiệp.
Hiện nay việc bảo vệ tầng Ozone đã trở thành một bộ phận bảo vệ môi trường quốc tế: “Công ước bảo vệ tầng Ozone” ra đời.
3. Trái đất nóng lên ảnh hưởng đến môi trường sống của con người.
Hàm lượng khí CO2 trong không khí ở mức độ nhất định có thể làm cho trái đất duy trì được nhiệt độ thích hợp. Nếu trong không khí không có CO2 thì nhiệt độ bình quân toàn cầu là 150C, trái đất trở nên băng giá. Nếu hàm lượng CO2 tăng cao trái đất sẻ ấm lên. Theo các nhà khoa học nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên 420ppm thì tất cả các băng tuyết ở núi cao, Bắc cực, Nam cực đều tan hết.
Do con người dùng một lượng lớn nguồn năng lượng hoá thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt, khiến cho hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng nhanh chóng, hàm lượng khí CO2 tăng 0,7ppm, dự kiến những năm 30 của thế kỷ XXI thì nhiệt độ của trái đất tăng bình quân là 1,5 – 4,50C so với nhiệt độ hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ ấm dần lên, mực nước biển tăng cao, khả năng các khu dân cư, thành phố ven biển bị nhấn chìm, đồng thời môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá huỷ nghiêm trọng. Các thiên tai như gió lốc, mưa bão, sóng thần, lũ lụt, hạn hán sẽ xảy ra dồn dập đem lại sự tổn thất không thể lường được cho sự sống của toàn cầu.
Nếu nước biển tăng lên 5m, Việt nam có thể mất đi 16% diện tích đất với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng giá trị GDP bị ảnh hưởng, theo Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố ngày 26/02/2007, mực nước biển dâng do hiện tượng trái đất nóng dần lên sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nếu mực nước chỉ tăng 1m vẫn có khoảng 10,8% tổng dân số Việt Nam phải chịu ảnh hưởng tổn thất nặng nề.
Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu, nếu mực nước dâng cao 1m, Việt Nam sẽ mất 12% diện tích đất đai và nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) và biến đổi khí hậu khó dự báo hơn,… Biến đổi khí hậu gây bão thường xuyên, đường đi của bão có hướng dịch chuyển về phía Nam và mùa bão chuyển vào các tháng cuối năm, làm xuất hiện nhiều bệnh lạ và đang toàn cầu hoá nhiều loại bệnh trước đây chỉ cư trú trong khu vực địa lý nhỏ.
Theo Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam nếu mực nước biển dâng cao 1m, Việt Nam sẽ thiệt hại 17 tỷ USD/năm, 17 triệu dân sẽ bị ảnh hương, gồm 14 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long, 40.000km2 vùng đồng bằng bị ngập lụt, 1.700km2 vùng ven biển bị chìm trong nước mặn, phần lớn các vùng bị ảnh hưởng nặng như: Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá. Dự báo nhiệt độ sẽ tăng tại các tỉnh miền Nam từ 0,1 – 0,70C (2010) và từ 1,2 – 4,50C (2070). (Hội thảo “Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: mối liên hệ nghèo đói với sự phát triển bền vững” Bộ TN&MT tổ chức ngày 22/05/2007).
Tổ chức C40: hội nghị tối cao của các nhà lãnh đạo các thành phố lớn trên thế giới họp tại Newyork ngày 14/05/2007, theo sáng kiến của quỷ sáng kiến môi trường Clintơn (cựu tổng thống Mỹ Bill Clintơn): C40 phát triển và thực hiện nhiều chương trình cắt giảm nhanh hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tổ chức phi chính phủ Christian Aid (trụ sở tại Anh Quốc) cảnh báo: có ít nhất 1 tỷ người sẽ trở thành vô gia cư đến năm 2050 do tình trạng thay đổi khí hậu, điều này sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng di dân toàn cầu hiện nay. Nhóm chuyên gia về khí hậu (IPCC) dự báo đến năm 2080 có khoảng 1,1 – 3,2 tỷ người thiếu nước sạch và nước sinh hoạt và có đến 200 – 600 triệu người bị đói.
4. Thế giới đang đối phó với hiện tượng nóng dần lên của trái đất.
Ngày 05/06/1972 có hơn 1.300 đại biểu của 113 quốc gia trên thế giới họp ở Stockhome (Thụy Điển) thông qua “Tuyên ngôn môi trường Nhân loại” khuyến cáo việc: “Nếu gia tăng dân số, tài nguyên khai thác bị cạn kiệt, thì môi trường tiếp tục bị ô nhiễm và phá hoại”. Hội nghị kêu gọi “ Chính phủ và nhân dân các nước hãy bảo vệ và cải thiện môi trường, đem hạnh phúc cho mọi người và thế hệ mai sau…”. Hội nghị Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 cùng năm lấy ngày 5/6 hàng năm la “ngày môi trường thế giới”. Ngày này hàng năm các quốc gia trên thế giới triển khai các hoạt động nhằm nhắc nhở mọi người chú ý đến tình trạng ô nhiễm của môi trường và những nguy hiểm do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường - Ngày môi trường trở thành ngày lễ chung của nhân loại trên trái đất.
Ngày 18/11/1992 có 1575 nhà khoa học trên thế giới (trong đó có 99 người được giải Nobel) đã đưa ra văn kiện “lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đối với nhân loại” nêu ra “Loài người và thế giới tự nhiên đang chuyển sang con đường đối kháng lẫn nhau”. Văn kiện đã đưa ra các vấn đề: Tầng Ozone bị mỏng đần, không khí bị ô nhiễm, lãng phí tài nguyên, nước đại dương bị độc hoá, phá hoại đất canh tác, các loại động thực vật mất dần, nguy cơ tăng dân số …. Tất cả các nhân tố trên đe doạ sự sống còn của con người trên trái đất. Ô nhiễm môi trường có 8 vấn đề được lưu ý:
1. Mưa Acid
2. Nồng độ CO2 tăng trong khí quyển
3. Tầng Ozone bị phá hoại
4. Sự tổn hại do các hoá chất trong đó có hoá chất bảo vệ thực vật.
5. Nước sạch bị ô nhiễm.
6. Đất đai bị sa mạc hoá
7. Diện tích rừng nhiệt đới không ngừng suy giảm.
8. Uy hiếp về hạt nhân.
Tháng 12/1993 Quốc Hội nước ta chính thức thông qua Luật Bảo Vệ Môi Trường
Ngày 18/04/1994 Chính phủ ban hành nghị định 175/CP hướng dẫn về luật Bảo Vệ Môi Trường, và Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 áp dụng để sử phạt vi phạm hành chánh về Bảo Vệ Môi Trường mà trong tập báo cáo phát triển con người năm 2007 – 2008 của UNDP với chủ đề: “cuộc chiến chống biến đổi khí hậu; đoàn kết nhân loại trong thế giới phân cách” đã nói rõ.
Cho đến nay đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm hoạ sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược với sự nghiệp phát triển con người. Đối với hàng triệu người nghèo trên thế giới thì vấn đề biến đổi khí hậu không còn là vấn đề tương lai mà nó đã và đang huỷ hoại những nổ lực thoát nghèo cũng như làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương của họ. Các thế hệ con cháu mai sau cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng: Chúng sẽ phải sống chung với thảm họa có thể xảy ra, đó chính là hậu quả của việc chúng ta tiếp tục theo lối mòn”… “Tương lai của chúng ta không phải là định mệnh. Chúng ta có thể dành thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng thắng lợi đó chỉ đạt được khi người dân trên khắp thế giới thúc dục hành động và Chính phủ các nước đề ra được các giải pháp tập thể cho mối đe doạ chung” như:
a. Quyền cơ bản được tự do bình đẳng
b. Bảo vệ tài nguyên và các hệ sinh thái thiên nhiên
c. Các tác hại về ô nhiễm môi trường cụ thể như: Bom nguyên tử, các chất bức xạ hạt nhân mà người ta ngụy biện là dùng năng lượng nguyên tử để phục vụ cho hòa bình.
d. Vứt bỏ các đồ phế thải vào đại dương, vào sông ngòi, vào lòng đất.
e. Khí thải từ các phương tiện giao thông, các đám cháy rừng phóng ra một khối lượng CO2 càng ngày càng lớn làm cho bầu không khí nóng dần lên.
5. Những giải pháp chưa có kết quả, Phật giáo phải làm gì?
Phật giáo nêu ra đạo đức môi sinh để bảo vệ môi sinh khỏi ô nhiễm tức là bảo vệ đời sống và hạnh phúc riêng của chúng ta. Mỗi người phải tu tập tâm từ vô lượng đối với tất cả chúng sanh và che chở chúng như là đứa con độc nhất của mình.
Sau khi thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát dưới cội Bồ đề, đức Phật đã hiển bày lý Duyên khởi 4 câu sau:
- Cái này có nên cái kia có
- Cái này không nên cái kia không
- Cai này sinh nên cái kia sinh
- Cái này diệt nên cái kia diệt.
Giáo lý ấy mang đậm tính định luật, quy luật. Và từ định luật này mà phát triển thành 12 nhân duyên, Tứ đế, Nhân quả và Nghiệp báo. Tác giả Hạnh Bình trong bài giáo lý Duyên khởi cũng đã minh hoạ như sau:
“Khi con người vừa ra đời thì có khái niệm cha, như vậy khái niệm cha và con có quan hệ mật thiết, đấy là mối tương quan bình đẳng giữa cái này với cái khác. Ngoài ra còn có sự tương quan mang tính nhân quả: có yếu tố cha mẹ cho nên có yếu tố con. Như vậy, cha mẹ chính là nhân để hình thành quả là con. Cả hai thí dụ đều mang một ý nghĩa chung là sự hình thành của một khái niệm nào cũng do nhân duyên hợp lại mà thành. Không thể có một pháp nào chỉ có một nhân, một duyên mà có thể hình thành và tồn tại được. Như vậy, sự tồn tại của các pháp mang tính vô thường chuyển biến, vì một yếu tố nào trong đó hư hoại thì các yếu tố khác cũng hư hoại theo, còn câu “cái này diệt thì cái kia diệt” là đề cập đến quá trình hoại diệt của các pháp. Thí dụ: cơm là do gạo, nước, lữa và người nấu mà thành, nếu thiếu bất cứ một yếu tố nào là không thể có cơm được. Con người và môi trường cũng như thế”.
Đức Phật nói pháp Duyên khởi là chân lý của thế gian, có nghĩa là bất cứ người nào, ở đâu, thuộc tôn giáo nào cũng phải tuân thủ thì được an lạc và hạnh phúc.
Theo Đức Dalai Lama thứ 14 trong bài thuyết giảng về Lòng từ bi và con người, thì hạnh phúc là ý nghĩa của cuộc sống và con người sống trên trái đất này có nhiệm vụ làm cho cuộc sống được hạnh phúc. Như vậy điều gì mang lại hạnh phúc nhiều nhất ?
Trong con nguời chúng ta có tinh thần và thể chất. Nếu cơ thể tăng trưởng thì ta không để ý đến nó, còn tinh thần thì khác nó ghi chú hết mọi việc dù nhỏ đến đâu.
An lạc tột cùng là làm tăng trưởng lòng từ bi lúc mà ta lo hạnh phúc cho mọi người là lúc ta đang tận hưởng hạnh phúc. Làm tăng trưởng lòng từ bi một cách tự động là làm cho tinh thần được bình an và giúp ta sẳn sàng đối phó với với những khó khăn của cuộc đời.
Vậy thì mỗi khó khăn gặp phải được xem như một cơ hội ngàn vàng để làm tăng trưởng phần tinh thần của chính mình. Lòng từ bi thể hiện bằng tình thương, tình thương rất cần thiết cho sự sinh tồn của con người, đó là liên hệ sâu sắc giữa con người với con người, trong bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời, từ lúc sơ sinh cho đến khi già, chết.
Nhưng không phải chỉ có loài người mới hệ thuộc nhau. Kể cả những côn trùng nhỏ bé nhất, không có tôn giáo, cũng phải nương tựa vào nhau để được sống còn. Mà cả đến những vật nhỏ bé nhất như vi trùng cũng còn phụ thuộc lẫn nhau. Những hiện tượng trên trái đất như mây, biển, rừng, hoa, lá cũng được cấu tạo phụ thuộc lẫn nhau bằng không chúng sẽ bị hoại ngay.
Con người ai cũng cần tình thương. Những khoa học gia Mỹ bảo là mức độ về bệnh tâm thần ở đất nước họ là khoảng 12% dân số, mà lý do chính là do thiếu tình thương, thiếu tình thân ái giữa con người với con người, tức là lòng Từ Bi. Nhưng làm thế nào phát triển lòng Từ bi? Lòng từ bi có nhiều hình thức và thường bị lầm lẫn bám víu và ham muốn. Thí dụ tình thương của cha mẹ dành cho con cái thường có liên quan đến tình cảm riêng tư của họ, nên không hoàn toàn là từ bi, tình thương giữa hai vợ chồng dựa vào luyến ái và dục vọng nên không thể gọi là từ bi.
Trong thế giới của chúng ta sân hận và thù hận thường làm chủ, chúng ta phải hiểu rằng lòng từ chiếm ưu thế vì dân số con người vẫn gia tăng dù có bao nhiêu trận chiến, chứng minh rằng tình thương và lòng từ bi chiếm ưu thế. Sự sân hận là một sự khích động làm cho con người mất thăng bằng giữa cơ thể và tinh thần, tức là ta bị nhiễm bệnh, và khi tinh thần ta tràn đầy những ý nghĩ tốt lành thì tinh thần ta yên tịnh và cơ thể không có dịp bị bệnh dịch tấn công. Lòng từ bi chân thật không có qua có lại, cho dù kẻ thọ nhận cư xử không tốt thì hành động của ta không thay đổi. Còn nhân quả thế nào thì họ chịu lấy chớ ta không phải vì sợ quả mà gieo nhân.
Để chứng minh, xin trích vài câu Kinh Từ Bi giúp cho Phật tử phát lòng từ bi, do HT. Thích Thiện Châu dịch (từ Sutta-Nipata trang 143 - 152)
Ưu thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Chế ngự giác quan và thận trọng
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc
Không bỏ sót một hữu tình nào
Có hình tướng hay không hình tướng
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hi sinh bảo vệ cho con
Mở rộng tình thương không giới hạn
Đủ giới đức, trí huệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Nhưng không phải một sớm một chiều mà ta có khả năng phát triển lòng từ bi, rộng lớn, ta phải nhớ rằng trong tiềm thức của chúng ta lúc nào cái “Tôi” cũng chiếm ưu thế. Lòng từ bi rộng lớn chỉ được thể hiện khi cái “tôi” bị diệt bỏ.
Kế đến là phải diệt bỏ sân hận, vì nó che lấp phần duy lý của bộ óc, nó có sức huỷ hoại rất lớn và tạo nên nhiều hành động đáng tiếc và khi giận tăng lên đến mức tối đa thì con người sẽ trở thành điên loạn. Để đối phó lại ta phải kiên nhẫn tập hoà nhã, mềm mỏng, là trạng thái tự nhiên của lòng từ bi. Khi nào có vấn đề bất như ý xảy ra thì phải giữ bình tĩnh, chân thành không có ý nghĩ ích kỷ, trả đũa đối phương.
Muốn thành công ta phải thực tập bằng cách xem kẻ thù và những người gy khó khăn cho ta nhiều nhất lại là người thầy giỏi nhất, ta phải tập sự khoan dung với công hạnh từ bi.
Hạnh phúc cá nhân góp phần không nhỏ làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Vì chúng ta coi mọi người như là anh em, dù cho cách cư xử, cách ăn mặc có khác nhau nhưng những nhu cầu căn bản tự nhiên đều giống nhau.
Theo lời dạy của Đức Phật thì không có lý do nào làm ta tách rời những người khác, có tín ngưỡng hay quốc tịch khác. Tất cả chúng sinh hoà nhập trong thế giới và mỗi chúng ta là một trái đất nhỏ, lòng từ bi lan toả khắp mọi nơi cho đến cây cỏ nào được gần người có tình cảm cao thượng thì nó cũng có hoa và trái tươi tốt.
Tóm lại: để chăm sóc môi trường, đối phó với hiện tượng thay đổi khí hậu, Phật giáo nêu ra lý Duyên khởi, hoặc luật phụ thuộc lẫn nhau tức là sự liên hệ dễ dàng giữa mọi người, mọi sinh vật với môi trường. Cái này có thì cái kia có, có nhân và có quả, vì con đường dẫn đến hết đau khổ là con đường Bát Chánh Đạo. Nói một cách ngắn gọn: người Phật tử chân chánh là công dân tốt của toàn cầu, thì cũng phải chịu mọi cảnh ngộ giống như các sinh vật và con người phải tìm cách làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Để cụ thể hoá lòng từ đó, mỗi Phật tử phải giữ môi trường xanh và sạch, cân bằng sinh thái, không đốt phá rừng, giết hại thú vật, phải trồng nhiều cây xanh, sống giản dị, không tăng dân số và nhất là biết luật để bảo vệ môi trường xung quanh mình, không gây mâu thuẩn với các nước kláng giềng.
Thiết nghĩ, trong chương trình giáo dục Phật giáo, chúng ta nên có môn khoa học cơ bản về môi trường sinh thái, về hành tinh xanh để tạo một ý thức bảo vệ cuộc sống cộng đồng trên trái đất của chúng ta.
(GS TS. Mai Trần Ngọc Tiếng và TT. Thích Đạt Đạo)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét