This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tin mới

HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM : ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN - HT. THÍCH ĐẠT ĐẠO


Đề tài tham gia Hội thảo :
‘’GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG’’


Phật giáo Việt Nam chuẩn bị kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội. 30 năm là một chặng đường quá ngắn so chiều dài lịch sử dân tộc, song thành quả mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của đất nước là rất đáng trân trọng. Từ ngày đất nước đổi mới, hội nhập kinh tế toàn cầu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, các chùa chiền, tự viện phát triển, số tăng ni, phật tử ngày càng nhiều hơn, ý thức tín ngưỡng của người dân ngày càng sâu sắc, bền vững hơn.

Bên cạnh những mặt tích cực của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm phục vụ đời sống ngày càng nhiều, tiện nghi, hiện đại, cuộc sống nâng cao nhưng môi trường sống bị suy thoái nghiêm trọng bởi rừng bị lén lút tàn phá, một số nơi tài nguyên bị khai thác bừa bãi, chất thải độc hại xả vào môi trường, khí CO2 làm ô nhiểm bầu khí quyển, tầng ô-zôn ở bắc cực bị thủng, hiện tượng LA-NINA kéo dài gây lũ lụt, nạn động đất, sóng thần xảy ra ở nhiều nơi và tần số lặp lại ngày càng ngắn.

Có thể nói, sự phát triển nhanh của khoa học, kỹ thuật mang lại tiện nghi hơn nhưng đã không mang lại cho con người cuộc sống an lành hơn. Ngược lại, sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện đại tiên tiến làm cho con người sống trong sự sợ hãi nhiều hơn. Cụ thể là sự phát triển hiện nay chưa đảm bảo tính phát triển bền vững
Thế nào là phát triển bền vững ?
Mục đích của nhân loại là tồn tại lâu dài trên hành tinh xanh này. Con người không ngừng chinh phục thiên nhiên từ bàn tay và khối óc. Loài người đã tiến hóa trở thành một động vật cao cấp, vì con người có lao động,có ngôn ngữ và có tư duy. Con người khai thác từ thiên nhiên để làm giàu cho cuộc sống, bắt thiên nhiên phục vụ con người. Nhờ đó, con người phát triển cực nhanh với những phát minh khoa học. Và cũng chính con người đã tàn phá thiên nhiên bằng các hành động phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên, thải chất độc hại vào môi trường làm ô nhiễm môi trường sống.

Vậy, phát triển bền vững là phát triển để nâng cao đời sống con người, đồng thời duy trì và giữ vững tính ổn định và phát triển muôn loài khác. Lợi ích của con người hài hòa với lợi ích của thiên nhiên. Sự phát triển của con người mà làm cho thiên nhiên bị tàn phá, cuộc sống xã hội bị suy đồi, tha hóa do lợi ích cá nhân, cục bộ được đề cao con lợi ích tập thể, cộng đồng, quốc gia bị xem nhẹ hay bị chà đạp, đó là phát triển không bền vững. Đã không bền vững thì hậu quả là sự suy vong, tàn lụi. Đó không phải là mục đích mà nhân loại mong muốn xảy ra. Vì vậy, phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay chẳng những trên đất nước ta mà còn trên toàn thế giới.
Vì sao cần coi trọng phát triển bền vững ?
Như trình bày ở trên, phát triển bền vững để xây dựng xã hội loài người tồn tại mãi với thời gian và không gian. Sự bền vững thể hiện trên nền tảng sự cân đối, cân bằng giữa lợi ích con người với lợi ích thiên nhiên; sự hài hòa giữa cuộc sống vật chất và tinh thần; sự tương quan giữa khai thác và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên (rừng, khoáng sản, thủy hải sản, năng lượng …). Bất cứ hành động hay việc làm nào làm mất sự cân đối và cân bằng sẽ tất yếu dẫn đến sự phát triển không bền vững.
Tại sao có hiệu ứng nhà kính, khí hậu nóng lên? Phải chăng do các nhà máy không ngừng xả vào không khí các chất thải độc hại.

Tại sao lũ lụt tàn phá không thương tiếc của cải, nhà cửa, công trình…? Phải chăng do con người khai phá rừng mà không dưỡng rừng, tái tạo lại rừng?

Tại sao con người đối xử với nhau bằng bạo lực, chiến tranh? Phải chăng vì con người xem tiền bạc, quyền hành cao hơn nhân nghĩa ?

Tại sao một con người sống trên đống vàng, muốn gì được đó mà vẫn buồn chán mà tìm đến độc dược để kết thúc cuộc đời ? Phải chăng vật chất đầy đủ không làm cho con người ta giàu nghị lực và giàu lý tưởng.
Vì vậy, phát triển bền vững trong giai đoạn phát triển công nghiệp hiện đại, khi mà con người có thể ngồi tại nhà mà có thể nhìn thấy và nghe thấy mọi việc diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới (qua truyền hình vệ tinh trực tiếp, qua internet…); có thể điều hành công việc qua màn hình dù cách nhau nữa vòng trái đất; có thể điều khiển mọi sự vật trong nhà bằng cái’rờ-mốt’ hay cảm ứng nhiệt thì xây dựng xã hội phát triển bền vững là một việc bức thiết trước mắt và lâu dài.

Đặc thù của nền kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam:
Nước Việt Nam vừa qua khỏi cuộc chiến tranh lâu dài để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Vì thế, cả nước tập trung vào xây dựng đất nước to đẹp, giàu mạnh để kịp sánh vai với cường quốc năm châu. Đó là một nguyện vọng, ước vọng của mỗi người dân nước Việt.

Kinh tế nước ta vẫn nằm trong danh sách các nước đang phát triển, công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Do bản chất của thương trường là lợi nhuận nên nước ta không tránh khỏi bị mua phải những sản phẩm công nghệ nước ngoài đã lạc hậu, năng suất thấp, hiệu quả thấp, giá thành cao nên rất khó cạnh tranh với các nước tiên tiến hiện đại. Với máy móc cũ, khí thải ra môi trường càng nhiều.

Đời sống nhân dân còn thấp, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, nhận thức một bộ phận nhân dân chưa cao, lo cái ăn cái đói trước việc bảo vệ môi trường đã khiến cho không ít người dân tàn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên không thương tiếc, không để dành lại cho con cháu mai sau.
Bên cạnh mở cửa kinh tế, luồn gió mát thổi vào xã hội nước ta nhưng việc mở của đồng thời đón những cơn gió độc. Đó là văn hóa lai căng, văn hóa phẩm đồi trụy làm tha hóa tâm hồn không ít thanh thiếu niên, tạo ra những tệ nạn mới và tội phạm mới.

Nhận thấy những vấn đề trên, Nhà nước đã có những biện pháp, chỉ đạo để nhằm duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nếp sống văn hóa mới; đẩy mạnh công tác giáo dục nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để “đi tắt đón đầu” xây dựng nước Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và đảm bảo phát triển đất nước bền vững.

Là một bộ phận của cộng đồng dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm phát triển bền vững như thế nào ?
Giáo dục là trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước thành lập Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện giáo dục mọi người từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông, đại học, sau đại học và tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt đời. Nhà nước cũng động viên mọi lực lượng xã hội đóng góp, tiếp tay thực hiện chủ trương tạo cho mọi người đếu có cơ hội học tập.
Giáo dục trong nhà trường nhằm cung cấp kiến thức, phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng sống nhằm hoàn thiện nhân cách cho con người, giúp hòa nhập với cộng đồng và trực tiếp tham gia lao động để làm cho cộng đồng, xã hội ngày càng phát triển.
Như vậy, giáo dục Phật giáo cần xác định đối tượng nào là đối tượng cần giáo dục để xây dựng xã hội phát triển bền vững.

a-Xác định đối tượng của giáo dục Phật giáo nhằm phát triển bền vững:
Khi Phật còn tại thế, Ngài chia các đệ tử của Ngài thanh bốn chúng. Tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Ngày nay, bốn chúng đó không có gì thay đổi.

Vì vậy, chúng ta cần xác định đối tượng giáo dục Phật giáo gồm tăng, ni là những người Phật tử xuất gia, là những người xuất thế mong cầu đạo giải thoát. Nhưng Phật cũng dạy tăng, ni phải tu giac,giac tha,giac hanh vien man, nghĩa là không phải chỉ cầu giải thoát cho riêng mình mà còn phải giúp chúng sinh giác ngộ để đi đến niết bàn. Giáo dục cho tăng ni có thể bắt đầu từ các trường Phật học (sơ cấp, trung cấp, học viện …).

Vì tăng ni là đối tượng không thể thiếu trong học tập về nhận thức phát triển bền vững thì trách nhiệm Ban giáo dục tăng ni, học viện cần soạn thảo chương trình, giáo trình về phát triển bền vững, tham khảo từ giáo trình các trường Đại học, biên tập từ thông tin trên mạng internet….

Đối với đại chúng Phật tử tại gia, Giáo dục Phật giáo có thể làm gì và làm thế nào ?

Phật tử tại gia là những người còn bận bịu cuộc sống, kiếm ăn hàng ngày. Phật từ tại gia đi chùa, lễ Phật, nghe pháp thoại là một cố gắng rất đáng trân trọng. Vì thế, các chùa, tự viện, tịnh xá cần tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tăng cường giáo dục ý thức và nâng cao nhận thức phật tử về phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này, tăng ni tại chùa chiền, tự viện, tịnh xá trước hết thể hiện bằng hành động để xây dựng xã hội phát triển bền vững. Ví dụ : Chùa trồng và chăm sóc nhiều cây xanh; tiết kiệm điện, nước sạch; sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường (không dùng túi nhựa ny-lon); đầu tư các bài giảng về bảo vệ môi trường, về xây dựng nếp sống văn hóa và đạo đức phù hợp đạo lý dân tộc …

Hình ảnh Đức Phật gắn bó với rừng trong “Tứ động tâm” (Rừng Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng –nơi Phật thành đạo; Rừng Lộc Uyển -nơi Đức Phật chuyển pháp luân, thuyết pháp lần đầu tiên giác ngộ cho năm anh em Kiều Trần Như; Rừng Câu Thi la- nơi Phật nhập Niết bàn) là một bài học sinh động để giáo dục Phật tử bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Đó là bài học mà mỗi Phật tử đều phải thuộc nằm lòng.

Tăng ni, nhất là trụ trì có vai trò rất quan trọng trong giáo dục cho Phật tử.

b-Phương pháp giáo dục của giáo dục Phật giáo nhằm phát triển bền vững:
Để thực hiện giáo dục về phát triển bền vững, giáo dục Phật giáo cần thực hiện những phương pháp sau :

1/ Phương pháp “dĩ thân vi giáo” : đây là phương châm giáo dục của Khổng giáo, nghĩa là “người thầy lấy thân mình làm mẫu mực để học trò noi theo”. Trong nhà trường hiện nay đều có khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cũng cùng chung với phương châm trên. Phương pháp này đòi hỏi người thầy có lời nói và hành động phù hợp nhau. Để giáo dục mọi người nhận thức và thực hành để xây dựng xã hội phát triển bền vững thì người thầy phải mẫu mực làm trước.

Phương pháp này cũng đòi hỏi môi trường, cảnh quan của chùa phải hết sức thân thiện và bảo vệ môi trường.

2/Phương pháp trực quan : dùng hình ảnh, đĩa hình video để dẫn chứng , dẫn dắt người học rút ra nhận xét cần làm gì, làm thế nào để phát triển bền vững.

3/Phương pháp đàm thoại : dùng ngôn ngữ cung cấp ví dụ, kể chuyện và dẫn dắt cho người học hiểu được vấn đề.

4/Phương pháp học nhóm : người thầy chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu vấn đề do thầy đặt ra, thuyết trình cho cả lớp vấn đề mà nhóm chuẩn bị, trả lời câu hỏi của các bạn cùng lớp sau phần thuyết trình.

5/Phương pháp tham quan thực tế : người học đi đến thực địa, ghi chép, điều tra, nhận xét, kết luận và kiến nghị giải quyết vấn đề.

Trong tất cả các biện pháp trên đều cần có nhận nhận thức chung là luôn tạo cho người học tính tự giác tìm hiểu vấn đế và đề ra giải pháp, không bao giờ dùng ý kiến của thầy để áp đạt cho người học.

c-Nội dung giáo dục nhằm mục đích phục vụ phát triển bền vững :
Phát triển bền vững có nội dung trùng lắp đến giáo dục bảo vệ môi trường. Trong nội dung giáo dục phát triển bền vững có nội dung bảo vệ môi trường và ngược lại. Tuy nhiên có nội dung giáo dục phát triển bền vững mà trong giáo dục bảo vệ môi trường không có. Đó là nội dung phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội.

1/ Nội dung giáo dục phát triển bền vững môi trường gồm :
- Bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lý, trồng rừng
- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước, tái tạo nước sạch
- Tiết kiệm năng lực, sử dụng năng lượng xanh, tìm nguồn năng lượng mới, phòng chống tai nạn từ điện hạt nhân
- Hạn chế khí thải vào không khí, bảo vệ tầng ô-zôn
- ………..
2/Nội dung giáo dục phát triển kinh tế bền vững:
- Khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý
- Khai thác hải sản, thủy sản hợp lý; nuôi trồng thủy sản; nuôi trồng hải sản
- Sử dụng công nghệ hiện đại
- Phát triển khu công nghiệp hợp lý, hiệu quả
- Phân công lao động trong nền kinh tế toàn cầu
- …….
3/Nội dung giáo dục phát triển xã hội và văn hóa bền vững :
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đạo đức gia đình; bổn phận làm con, làm cháu; bổn phận làm cha, làm mẹ; bổn phận của ông,bà…
- Quan hệ xóm giếng
- Cư xử tử tế, hòa nhã
- Đoàn kết từ trong nhà ra đầu ngõ
- Quốc phục, lễ phục và thường phục
- …..

Phát triển bền vững chỉ nhắm đến mục đích cuối cùng là xã hội loài người tồn tại, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, cuộc sống, trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên, được thiên nhiên bao bọc và nuôi dưỡng. Thiên nhiên được con người bảo vệ, nâng niu. Mọi người sống hòa bình cùng nhau, cùng họp tác để chống lại thiên tai. Mọi người được sống, được làm việc có ích theo tinh thần “Một người vì mọi người- Mọi người vì một người”.

Để xây dựng xã hội phát triển bền vững cần có sự chung tay, chung sức của mọi ngành, mọi giới. Bên cạnh nỗ lực và chủ động thực hiện công tác giáo dục của Nhà nước nhằm xây dựng xã hội phát triển bền vững thì mỗi người dân, tổ chức, đoàn thể đều góp phần giáo dục cho hội viên ,đoàn viên hay tín đồ của tôn giáo mình để nâng cao ý thức và nhận thức xây dựng xã hội phát triển bền vững.

Mong bài tham luận này có những ý kiến góp phần làm sáng tỏ hơn về Giáo dục Phật giáo và phát triển bền vững.

Hòa thượng Thích Đạt Đạo
(Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh)


CHÙA BÁT NHÃ - BÌNH THẠNH
ĐC: 445/25 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
ĐT: 08 35 533 780
Hotline: 0913 966 971
Email: batnha327@yahoo.com


0 nhận xét:

Đăng nhận xét