This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tin mới

VỚI SỰ KIỆN ĐỊNH ĐÔ Ở THĂNG LONG NĂM 2010 PHẬT GIÁO NƯỚC TA BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH


Sau khi được nhà sư Vạn Hạnh phò tá, giúp đỡ, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thay thế họ Lê trị vì thiên hạ. Là vị vua đầu tiên của triều đại Lý, mọi người tôn xưng Ngài là Lý Thái Tổ. Để mở mang và phát triển, Ngài đã đi tìm vùng đất mới để thay thế kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), nơi mà vị hoàng đế đầu tiên ở nước ta, Đinh Bộ Lĩnh- cậu bé chăn trâu với cờ lau tập trận, người đã dẹp yên loạn Thập nhị sứ quân – đã lên ngôi Đế, chọn Hoa Lư là nơi sinh ra và lớn lên của mình để có thế bảo vệ đất nước, chống lại kẻ thù từ Phương Bắc.

Trên đường đi tìm đất cho kinh đô mới, khi đi thuyền trên sông Hồng, qua vùng đất thành Đại La, Ngài thấy Rồng Vàng từ đất bay lên. Biết là điềm trời xui khiến, Ngài dừng thuyền và đi quan sát. Ngày thấy rõ vùng đất thành Đại La thật là vùng đất : ‘Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt. Muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi nầy là thắng địa” (Chiếu Đời Đô). Ngài bàn cùng triều đình, quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long tức là rồng bay lên. Năm 1010, Lý Thái Tổ ban Chiếu đời đô.

Ngay từ khi lên ngôi vua, vốn là một người mộ đạo, với tài văn võ song toàn lại được Sư Vạn Hạnh, một trí thức vĩ đại, một nhà sư lỗi lạc cố vấn, Vua Lý Thái Tổ đã sớm xác định Phật giáo là một tôn giáo phù hợp với tín ngưỡng, văn hoá dân tộc Việt. Việc truyền bá tư tưởng Phật giáo vào đời sống nhân dân, cộng đồng không tạo ra một biến động tâm lý nào. Ngược lại, Phật giáo càng gắn kết cộng đồng, nhân dân lại với nhau vì tinh thần “Từ-Bi-Hỉ-Xả”, yêu thương, quý trọng con người, yêu hoà bình, chuộng cái đẹp của “Chân-Thiện-Mỹ”.

Vua Lý Thái Tổ đã phong nhà sư Vạn Hạnh là quốc sư, trông coi việc tu hành, phát triển tư tưởng Phật giáo trong nhân dân. Ngài đã cho xây nhiều chùa ở kinh thành và nhiều nơi trên đất nước, khuyến khích thanh thiếu niên xuất gia tu hành, nhiều ưu đãi cho tăng ni.

Dưới triều đại Lý ( từ năm 1010 đến năm 1225) là triều đại khởi thuỷ cho việc chấn hưng và phát triển Phật giáo với những công trình mang tầm vóc mlớn như :

Năm 1010, tại Thăng Long, vua Lý Thái Tổ cho dựng chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Vạn Tuế gần điện Thái Hoà. Tiếp đó, vua lập chùa Thiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ. Khắp nước khoảng 300 ngôi chùa được tạo dựng, những chùa hư cũ thì được sửa chữa lại.

Năm 1036, vua Lý Thái Tông khánh thành tượng Phật Đại Nguyện. Năm 1040, vua lại khánh thành một nghìn pho tượng Phật bằng gỗ và một ngàn bức tranh Phật. Năm 1041, đức tượng Phật bằng đồng. Năm 1041, đúc tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 7.560 cân đặt tại viện Thiên Phúc. Năm 1049, vua dựng chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột.

Năm 1056, vua Lý Thánh Tông xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 12.000 cân đồng để đúc chuông và tự tay thảo bài minh khắc trên chuông. Năm 1057, vua xây tháp Đại Thắng Tư Thiên cao 12 tầng trước chùa Sùng Khánh Báo Thiên và xây hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ, đúc hai tượng Phạm Vương và Đế thích bằng vàng.

Năm 1086, vua Lý Nhân Tông dựng chùa Lâm Sơn và xây tháp đá tại huyện Quế Dương. Năm 1091 dựng tháp Linh Tế.

Năm 1129, vua Lý Thần Tông khánh thành 84.000 bảo tháp bằng đất. năm 1134, khánh thành ba tương tam tôn bằng vàng.
( Theo lịch sử Phật giáo VN của GS Lê Mạnh Thát)

Dưới triều đại nhà Trần (1226-1400) , Phật giáo nước ta đã vươn lên vị trí cực thịnh với những hoạt động xây chùa , dựng tượng, đúc chuông không thua kém triều đại Lý, trong đó nổi bật là những thiền sư xuất chúng vốn là những đấng minh quân của triều đại Trần như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông với truyền thống tốt đẹp nhường ngôi cho con để xuất gia tu hành. Vua Trần Nhân Tông sáng lập Phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử được hậu thế suy tôn là “Phật hoàng”, là vị Tổ của Phái Thiền của Phật giáo nước ta.
Vào đầu triều đại Trần, các vua đầu sùng đạo, cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để thờ phụng khắp nơi.

Có thể nói Thời đại Lý-Trần, nước ta là một quốc gia hùng mạnh mọi mặt. Về văn học : nhà lý lập Văn miếu (1070), mở khoa thi nho đầu tiên (1075), tuyển văn quan có học vào tu nghiệp ờ Quốc Tử Giám. Nhà Trần tu sửa Quốc Tử Giám (1253), lập Viện Quốc Học, Viện Quốc sử, Giảng Võ đường đào tạo nhiều văn quan, võ tướng tài năng. Về kiến trúc có “Thăng Long tứ trấn gồm : Quán Trấn Vũ, Đền Bạch Mã, Đển Voi Phục…Về Nghệ thuật nổi tiếng với “An Nam tứ đại khí” làm bằng đồng : Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh, tượng Quỳnh Lâm và đỉnh tháp Báo Thiên... Về quân sự với chiến công ba lần chiến thắng giặc Nguyên-Mông. Về kinh tế nước ta làm một quốc gia hùng cường về kinh tế, dân giàu nước mạnh.

Về tôn giáo, Phật giáo trở thành quốc giáo. Đứng đầu các chùa là Quốc sư do vua ban sắc chỉ tấn phong. Chùa và tăng chúng nhiều đến độ trong Đại Việt Sử Ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết : “ Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình, trạm đều phải đáp tượng Phật để thờ”.

Sách Truyền Kỳ Mạn Lục cuả Nguyễn Dữ viết :”Chùa dựng lên nhan nhãn khắp nơi, làng lớn có đến mười chùa, làng nhỏ có có đến năm sáu. Những người cắt tóc làm tăng ni bằng nửa số dân thường”.

Quả thật, thời Lý-Trần là thời đại hoàng kim của Đạo Phật ở nước ta. Công lao đầu tiên chính là Lý Thái Tổ, nhưng làm vẻ vang nhất cho Đạo Phật nước ta chính là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đã sáng lập Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, chủ trương Phật giáo nhập thề, phục vụ dân tộc, xây dựng xã hội lành mạnh trên nền tảng của mười điều thiện nghiệp.

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội , chúng ta lòng thành đốt ném tâm hương hướng về những tiền nhân đã có công khai phá, mở mang bờ cõi cho dân tộc Việt đồng thời dìu dắt nhân dân di theo con đường của đấng từ phụ Thích Ca Mâu Ni, giải thoát nhưng đồng thời phục vụ nhân dân.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thượng toạ Thích Đạt Đạo
Xuân Canh Dần 2010

CHÙA BÁT NHÃ - BÌNH THẠNH
ĐC: 445/25 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
ĐT: 08 35 533 780
Hotline: 0913 966 971
Email: batnha327@yahoo.com


0 nhận xét:

Đăng nhận xét